Welcome
Giảm tiểu cầu là gì

Giảm tiểu cầu là gì? Giảm bao nhiêu thì nguy hiểm?

Đối với hầu hết người bệnh, giảm tiểu cầu không gây ra vấn đề nguy hiểm nào. Thế nhưng, nếu mắc những dạng nghiêm trọng hơn thì người bệnh có thể bị mất máu khi chấn thương. Lúc này, việc điều trị rất cần thiết và quan trọng. Vậy giảm tiểu cầu là gì? Có chữa được không? Tham khảo ngay bài viết dưới đây của sugarplum-visions.com để được giải đáp đầy đủ nhé.

I. Bệnh giảm tiểu cầu là gì?

Giảm tiểu cầu là khi lượng tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/microlit máu
Máu được tạo thành từ một số tế bào gồm có bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu. Khi trên da xuất hiện vết thương hở, các tiểu cầu sẽ di chuyển đến vùng bị thương và cầm máu bằng cách hình thành các cục máu đông. Nếu lượng tiểu cầu thấp, cơ thể sẽ không thể cầm máu được.
Số lượng tiểu cầu ở người bình thường dao động từ 150.000 đến 450.000/microlit máu. Vì thế, giảm tiểu cầu là khi lượng tiểu cầu ít hơn 150.000/ microlit máu. Khi hàm lượng tiểu cầu xuống thấp dưới 100.000/microlit máu thì cơ thể sẽ xuất huyết nội rất nghiêm trọng. Mặc dù hiếm gặp nhưng giảm tiểu cầu nghiêm trọng có thể gây chảy máu não, thậm chí là nguy cơ tử vong.

II. Những triệu chứng của giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu có nhiều mức độ khác nhau, tùy theo mức độ nặng nghẹ mà dấu hiệu cũng khác nhau. Vậy những dấu hiệu của từng mức độ giảm tiểu cầu là gì?
Mức độ nhẹ: người có tiểu cầu xuống thấp so với mức thông thường thường không có triệu chứng cụ thể. Những người giảm tiểu cầu mức độ nhẹ thường phát hiện thông qua xét nghiệm huyết đồ.
  • Mức độ nặng dưới 20.000/microlit máu có thể gây ra những dấu hiệu như cháy máu kéo dài khi bị đứt tay, chân, máu ra nhiều trong kỳ kinh nguyệt.
  • Mức độ nặng dưới 10.000 – 20.000/microlit máu với những triệu chứng như xuất huyết dưới da, chảy máu cam tự phát, chảy máu hân răng, nước tiểu có máu…
  • Xuất hiện những nốt xuất huyết giảm tiểu cầu dưới da có kích thước bằng đầu kim, thường ở 2 cẳng chân. Đây là dấu hiệu của xuất huyết ở mao mạch dưới da, niêm mạc.
  • Xuất hiện những ban xuất huyết giảm tiểu cầu: các nốt xuất huyết có đường kính trên 3mm.

III. Nguyên nhân khiến giảm tiểu cầu

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng giảm tiểu cầu
Những nguyên nhân dẫn đến giảm tiểu cầu gồm có:
Tủy xương có vấn đề nên không sản sinh ra tiểu cầu: Một số tình trạng có thể gây ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra tiểu cầu của tủy như thiếu máu, bệnh bạch cầu, sử dụng thuốc hóa trị…
Tiểu cầu bị tắc tại lá lách: Khi xảy ra sự rối loạn ở vùng lá lách, khả năng chống nhiễm trùng trong máu không được đào thải khiến lá lách phình to gây tắc nghẽn tiểu cầu dẫn đến giảm tiểu cầu.
Một số bệnh lý gây phá với tiểu cầu:
  • Phụ nữ mang thai có thể bị giảm tiểu cầu nhưng sau khi sinh thì tình trạng này sẽ được cải thiện.
  • Cơ thể bị rối loạn hệ miễn dịch, mắc các bệnh lý tự miễn dịch làm cho cơ thể bị giảm tiểu cầu.
  • Nhiễm khuẩn trong máu khiến mạch máu bị ảnh hưởng, nghiêm trọng hơn có thể khiến tiểu cầu bị phá hủy.
  • Giảm tiểu cầu do xuất huyết tiểu cầu, khiến cho máu bị đông làm giảm số lượng tiểu cầu.
  • Người bệnh mắc bệnh lý về gan, ung thư khiến cho tiểu cầu giảm thấp.

IV. Những mức độ nguy hiểm khi giảm tiểu cầu

Giảm tiểu cầu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu ở mức độ nghiêm trọng
Qua thông tin giảm tiểu cầu là gì, có thể thấy đây là bệnh lý có nhiều mức độ khác nhau. Cụ thể như sau:
  • Giảm tiểu cầu mức độ nhẹ: lượng tiểu cầu giảm còn dưới 150.000/ microlit máu.
  • Giảm tiểu cầu mức độ nguy hiểm: lượng tiểu cầu giảm còn dưới 50.000/ microlit máu.
  • Giảm tiểu cầu mức độ nghiêm trọng: lượng tiểu cầu giảm còn dưới 10.000 đến 20.000/microlit máu.
  • Nếu lượng tiểu cầu giảm xuống mức cho phép, người bệnh không chỉ xuất huyết mà khả năng đông máu, chống nhiễm trùng của cơ thể cũng bị giảm. Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết não…

V. Chẩn đoán, điều trị giảm tiểu cầu

1. Chẩn đoán giảm tiểu cầu

  • Xét nghiệm máu: để có thể chẩn đoán tình trạng giảm tiểu cầu, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Phương pháp xét nghiệm này cũng giúp tìm kháng thể tiểu cầu. Bên canh đó, người bệnh có thể được yêu cầu làm thêm các xét nghiệm đông máu.
  • Siêu âm: nếu nghi ngờ lá lách phì đại, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để kiểm tra kích thước của lá lách.
  • Chọc hút, sinh thiết tủy xương: nếu nghi ngờ tủy xương có vấn đề, bác sĩ có thể yêu cầu chọc hút hoặc làm sinh thiết tủy xương để xác định lượng tế bào máu sản xuất có bất thường hay không.

2. Phương pháp điều trị giảm tiểu cầu

Những trường hợp giảm tiểu cầu nghiêm trọng, người bệnh có thể sẽ phải truyền máu, truyền tiểu cầu
Việc điều trị giảm tiểu cầu phụ thuộc vào mức độ của bệnh. Nếu nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành theo dõi sức khỏe của người bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng được khuyến nghị thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa tình trạng giảm tiểu cầu trở nên tồi tệ hơn như:
  • Không nên hoạt động thể thao mạnh để hạn chế chế chấn thương gây chảy máu.
  • Tránh những hoạt động có thể gây chảy máu, bấm tím.
  • Hạn chế dùng rượu bia.
Nếu số lượng tiểu cầu giảm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ tiến hành một số biện pháp điều trị khác như:
  • Truyền máu, truyền tiểu cầu
  • Thay đổi thuốc gây giảm tiểu cầu
  • Phẫu thuật cắt bỏ lá lách
  • Trao đổi huyết tương…
Tóm lại, mỗi người cần phải duy trì lượng tiểu cầu trong cơ thể ở mức cho phép để các bộ phận được hoạt động tốt. Do đó, nếu thấy những dấu hiệu của giảm tiểu cầu thì bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đã biết được giảm tiểu cầu là gì cũng như nhận biết, theo dõi tình hình sức khỏe của mình tốt hơn.